Sát hạch bằng xe có gắn cảm ứng-
Đây là 1 quy trình mới, hiện đại được lắp đặt vì công nghệ Hàn Quốc (đó
là lí do những xe tham gia thi sát hạch chủ yếu là xe Gentra của Hàn
Quốc). Tuy nhiên, trong suốt quá trình dùng học và thi sẽ không tránh
khỏi các sơ suất, tình huống ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát của nhà
trường như kẹt sân bãi, thiết bị và xe bị trục trặc dột xuất… vì thế,
những kinh nghiệm thi bằng lái xe B2 của thầy giáo hay những người đi trước là rất quan trọng.
Một số kinh nghiệm thi bằng lái xe B2 cần biết khi lái xe
1. Bình tĩnh, tự tin đi theo biển báo, vạch kẻ đường và lời nhắc trên xe sát hạch.
2.
Phải nhớ những bước cơ bản từ khi lên xe - thắt dây an toàn, bật sinhal
trái khi xuất phát, và tắt xinhan khi nghe tín hiệu “tít” trên xe.
điều
này không những giúp bạn bảo toàn điểm số mà còn củng cố tinh thần cho
việc thực hiện những bài thi yêu cầu độ phức tạp, khó khăn về sau. Về
mặt tư tưởng cũng chiếm tới 60% khả năng ĐẬU - RỚT trong bài thi rồi đó.
3.
Thi hạng nào phải đi sa hình (có hướng dẫn dưới mặt đường) của hạng đó.
Hạng B2 có chữ B2, hạng C có chữ C. Khoảng cách an toàn không bị trừ
điểm là 5m.
4.
Bài số 4 " Vệt bánh xe" bắt buộc phải cho xe đi vào vệt bánh, nếu đi ra
ngoài cũng OUT NGAY LẬP TỨC. Thà đè vạch cũng chỉ bị trừ 5đ mà thôi,
tuyệt đối không được bỏ bài, sai thứ tự các bài.
5.
Khi qua gần hết đường vuông góc trước khi quẹo phải, tới gần ngã 4 nên
đi thật chậm để canh đèn xanh - > chạy luôn vì ngừng đèn đỏ rất dễ bị
trừ 5đ nếu không vô vạch.
6.
Khi chuyển hướng tại ngã 4 phải bật xinhan, có 4 lần qua ngã 4: ngã 4
1&2 đi thẳng, ngã 4 thứ 3 rẽ trái ->xinhan trái, ngã 4 thứ 4 rẽ
phải -> xinhan phải.
7.
Khi ghép nhà xe nếu thấy sắp cán vạch được tiến lên để de lại, thật cẩn
thận để không cán vạch, nhưng nếu lỡ bị cán vạch thì lùi dứt khoát cho
xong bài, không nhấp ra nhấp vô nhiều lần vì mỗi lần vô – ra sẽ bị tính
lỗi trừ 5đ/lần ( khả năng bị trừ nhiều lần cho một lỗi rất cao)
8.
Bài tăng số thì chuyển qua số 2, tốc độ >= 25km/h, khi tới điểm giảm
số thắng lại giảm tốc tối đa, về số 1để tốc độ dưới =<23km/h.
9.
Khi lái xe trong sa hình, bất kì là hạng nào mà nếu lỡ có cán vạch thi
chạy tiếp luôn, tuyệt đối không dừng lại vì máy tính cứ mỗi 3s dừng là
trừ 5đ.
10. Trong suốt quá trình đi thi bằng lái xe
chạy trong hình chỉ đi số 1, chân phải ngếch lên để hờ trên thắng chờ
tình huống bất ngờ hay giảm tốc độ, không được chạy nhanh.
11.
Tình huống bất ngờ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau bài “Dốc Cầu”,
nếu có phải đạp thắng dứt khoát cho xe dừng hẳn, tay phải bật đèn ưu
tiên và không được rời ra, vẫn để tay nằm hờ trên nút chờ hết hiệu lệnh,
tắt đèn, đá xin-nhan phải cho xe tiếp tục thực hiện bài thi.
12.
Bài “dốc cầu” không nên ham giành điểm tuyệt đối, chấp nhận thương đau
bị trừ 5 điểm giữ vốn và chuẩn bị tâm lí cho bài “vệt bánh xe” – ( nếu
tập trung hết tinh thần để không bị trừ điểm bài bày thì dù có ok bạn sẽ
bị mất tập trung khi vừa xuống dốc phải căn cho bánh xe vô vệt, chưa kể
nếu không cẩn thận bạn lao qua vạch giới hạn thì LẬP TỨC BỊ TRỪ 25đ
-> OUT không cần hỏi.
13.
Bài thi chạy đường trường - cần chạy khoảng 2km/học viên, tuy nhiên
giám khảo chỉ quan tâm 200m đầu học viên có vững vàng hay vẽ rắn trên
đường cùng các kĩ năng bật, tắt xinhan, cài dây an toàn…
Khuyết điểm của chương trình thi bằng xe cảm ứng:
-
Vì là máy nên không bỏ sót - thậm chí chấm quá tay các trường hợp 50/50
( trước đây khi có sát hạch viên ngồi bên cạnh thì có thể du di, tuy
nhiên là máy được lập trình để xử lí tình huống 50/50 theo hướng bắt
lỗi), không quan tâm nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
- Học viên phải thao tác độc lập
- Bắt buộc học viên khi đi học lái xe oto ngoài chạy trong sân thô phải luyện tập tại sân thi với xe cảm ứng.
-
Lệ phí cao, tỉ lệ đậu thấp hơn so với thi thủ công tuy nhiên đây là quy
định và chủ trương của Bộ GTVT và Sở GTVT Tp.HCM nên cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch và học viên có nghĩa vụ chấp hành.
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao, không xảy ra thiên vị, lo lót.
- Tạo tính tự lập khi lái xe cho học viên
- Học viên thoải mái, dễ dàng hơn trong mọi thao tác.
- Mỗi bài đều có các điểm làm “cột mốc” cho học viên canh xe như biển - báo, đường viền…
-
Máy không kiểm soát được ở vài điểm – đi chậm chờ đèn xanh, trước mỗi
bài thi nếu không an tâm có thể de lại để căn cho chính xác trước khi
qua vạch.
-
Đem đến cho học viên một đầu ra chất lượng, về trước mắt là giảm tình
trạng bằng giả, bằng thi hộ, lâu dài đem tới một môi trường giao thông
an toàn cho chính học viên và xã hội.
Một số lưu ý khi lái xe số
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn.
Có
một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm
và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với
xe số tay, mà chúng ta quen gọi là "mo".
Về
mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về
lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây
tai nạn.
N
viết tắt từ "neutral", có nghĩa là vị trí số 0. Khi để ở vị trí này
động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy
luôn cài số ở vị trí N (hay số 0) trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo
dưỡng, kéo xe trên đường khi xe gặp sự cố.
Tuy nhiên, trong các tình huống phổ biến sau bạn cần hiểu rõ hơn về "số 0 rắc rối":
1.
Khi khởi động xe: Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí
số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể
khởi động ở vị trí N (kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là
ở vị trí P (parking).
2. Khi dừng xe trong khoảng thời gian từ 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ):
Đối với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một
số người lái có thói quen khi dừng đèn đỏ, với xe số tự động vẫn để số D
và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy lái xe vẫn dạy để số 1 và đạp côn
khi dừng chờ đèn đỏ - cách làm này sẽ làm hư hại hộp số, hao tốn nhiên
liệu và cũng mỏi chân.
3.
Khi xe đang chạy: Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác.
Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì với xe số sàn
bạn thường phải chuyển số cho phù hợp với vận tốc và đoạn đường đang
chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản.
4.
Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N, số 0: Đó là khi
xe đang xuống dốc.Nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên việc
về "mo" kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu (động
cơ không tốn sức kéo mà lợi dụng dốc để chạy). Cách sử dụng này không
đúng về kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm là bao.
Về
số N trong khi xuống dốc là tự sát, bởi khi đó số N ngắt truyền động
giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc, bánh xe nhờ quán tính còn lao
nhanh hơn khi có động cơ làm chủ khiến bạn phải đạp phanh sâu hơn để
kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư.
Nếu
lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng
kiểm soát được thì sẽ rất nguy hiển. Vì vậy khi xuống dốc, cần cài số 2
hoặc 3, thậm chí số 1 tùy theo độ dốc.
Nhớ, số mo rất "hợp cạ" với phanh (thắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
Từ những kinh nghiệm thi bằng lái xe B2 Đào Vũ xin chúc tất cả học viên của trung tâm vượt qua kì thi tốt
Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi đăng ký thi bằng lái xe
0 nhận xét:
Đăng nhận xét